Mô hình nuôi cá chình trong bể xi măng thành công Bình Định

Cá chình - cá chình xi măng

Bài Mới

Mô hình nuôi cá chình thành công

Mô hình nuôi cá chình thành công
Đó là mô hình nuôi cá chình của ông Nguyễn Giàu, một nông dân sản xuất giỏi ở đội 5, thôn Bằng Châu, thị trấn Đập Đá (An Nhơn). Sau 9 tháng thả nuôi, đàn cá chình của ông Giàu đã phát triển ổn định. Ông thắng lớn nhờ thời điểm thu hoạch lại đúng vào lúc giá thu mua cá chình trên thị trường tăng cao.

Đoàn cán bộ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thăm mô hình nuôi cá chình của ông Giàu.

* Từ nuôi heo chuyển sang nuôi cá chình
Trước khi chuyển sang nuôi cá chình, gia đình ông Nguyễn Giàu đã được nhiều người biết đến với những dãy chuồng heo luôn "đầy ắp" với sản lượng xuất chuồng mỗi năm đạt đến hơn 3 tấn heo hơi. Với 6 sào đất chuyên trồng đậu và bắp cùng với 1 sào ruộng trồng rau muống, gia đình ông Giàu đã chủ động đến 2/3 nguồn thức ăn cho đàn heo của mình. Trong suốt nhiều năm liền, trong dãy chuồng của nhà ông Giàu luôn ổn định một đàn heo với số lượng 15 con. Bằng phương pháp nuôi đúng quy trình kỹ thuật, cứ 3 tháng heo xuất chuồng 1 lần với trọng lượng đạt bình quân 70kg/con. Với 45 con heo xuất chuồng mỗi năm (hơn 3 tấn heo hơi), sau khi trừ mọi chi phí, ông Giàu đã đạt lãi ròng 36 triệu đồng - một khoản thu không nhỏ đối với một hộ nông dân.
Thế nhưng đứng trước sự bấp bênh của thị trường giá heo, ông Giàu đã thấy "xao lòng" trong chuyện làm ăn của mình. Vừa lúc ấy, GS.TS Hoàng Đức Đạt - Chuyên gia về cá thuộc Viện Sinh học nhiệt đới TP HCM - nhân chuyến đi xuyên Việt để "Điều tra về nguồn lợi và sự di cư của cá chình", trong những ngày về Bình Định có ghé thăm mô hình kinh tế trang trại gia đình của ông Giàu. Nhìn ra tiềm năng của hộ nông dân sản xuất giỏi này, GS.TS Hoàng Đức Đạt đã giới thiệu với ông Giàu mô hình nuôi cá chình. Theo vị chuyên gia này cho biết thì Bình Định là một trong những khu vực phân bố chính của loài cá chình nên nguồn giống trong môi trường tự nhiên là rất lớn. Đây là một lợi thế mà những hộ chăn nuôi cần nắm bắt. Hiện nay, những hộ nuôi cá chình ở các địa phương khác như: Quảng Ngãi, Phú Yên, Đà Lạt, Nha Trang, Bình Thuận… đều mua giống từ Bình Định. Vả lại, nuôi cá chình không tốn nhiều công lao động nên rất phù hợp với hoàn cảnh của nhiều hộ nông dân, và đặc biệt, đầu ra của cá chình là rất ổn định từ thị trường tiêu thụ trong nước và cả thị trường xuất khẩu. Sau khi được GS.TS Hoàng Đức Đạt hứa sẽ hỗ trợ về mặt chuyên môn và kỹ thuật trong quá trình chăn nuôi, ông Giàu quyết định dùng số vốn tích lũy trong quá trình chăn nuôi heo để đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá chình.
* 400 con giống trong 50m2 mặt hồ
Đã nghĩ là làm, ông Giàu tiến hành xây dựng một cái hồ rộng 50m2 (sâu 2,6m). Để bảo đảm độ ẩm và chống thấm, hồ được xây kiên cố với phần móng và tường hồ làm bằng đá chẻ cao 1,6m (phần còn lại được xây bằng gạch 6 lỗ). Với diện tích này, ông Giàu có thể thả nuôi từ 500-550 con giống (0,2kg/con). Tuy nhiên, vì là bước đầu thử nghiệm và cũng vì giá giống khá đắt (185.000đ/kg) nên ông Giàu chỉ thả nuôi 400 con (80kg giống). Vì cá chình thuộc nhóm cá ăn mồi sống chỉ thích hợp với môi trường nước sạch và có nhiều oxy nên hồ được trang bị hệ thống bơm để thay nước thường xuyên và hệ thống lọc nước sinh học nhằm tạo oxy cho cá. Thức ăn cho cá là các loại mồi sống như: cá sống, ốc, nhộng tằm, giun… cũng được làm sạch trước khi thả vào hồ để tránh gây ô nhiễm nguồn nước. Với 400 con giống, mỗi ngày đàn cá chình cần khoảng 8kg thức ăn. Bà Trần Thị Nhàn (62 tuổi, vợ của ông Giàu) cho biết: "Loại thức ăn mà chúng tôi chọn cho đàn cá chình của mình là cá hố bởi nó có nhiều thịt. Cá hố phải được chọn mua thật tươi, vì nếu là cá ươn thì cá chình sẽ không ăn. Sau khi mua về, cá hố được cắt bỏ đầu, băm thật nhỏ rồi để vào tủ lạnh giữ tươi cho cá ăn thành nhiều bữa. Mỗi ngày chúng tôi phải mua khoảng 10kg cá hố, giá 8.000đ/kg, như vậy mỗi ngày đàn cá chình ăn hết gần 100.000đ thức ăn".
Đến nay, sau 9 tháng thả nuôi, đàn cá chình của ông Giàu đã tăng trọng bình quân 1kg/con. Dự kiến đến 3 tháng sau (tròn 1 năm) thì trọng lượng cá chình sẽ đạt đến 1,5kg/con. Sau khi hao hụt trong suốt quá trình nuôi, hồ cá chình của ông Giàu chắc chắn sẽ còn 300 con, đến khi xuất hồ ông sẽ có khoảng 450kg cá chình thương phẩm. Với giá cá chình hiện nay là 280.000đ/kg (tại TP HCM) thì mô hình cá chình "đầu tay" sẽ cho ông Giàu khoản thu là 126 triệu đồng. Trừ chi phí đầu tư xây dựng hồ, cá giống và thức ăn là 57 triệu đồng, ông Giàu còn lãi ròng 69 triệu đồng.
Từ hiệu quả của hồ nuôi 50m2 nói trên, gia đình ông Giàu tiếp tục mở rộng sản xuất với một hồ khác rộng đến 250m2 để nuôi cá chình kết hợp với cá bống tượng. Ông Nguyễn Giàu cho biết: "Vì cá chình và cá bống tượng có chung một "gu" thức ăn nên việc nuôi kết hợp rất thuận lợi. Hiện dưới hồ lớn chúng tôi đã thả nuôi gần 1.500 cá bống tượng, sau 3 tháng nuôi, các con lớn nhất đã đạt trọng lượng 1,2kg/con. Theo dự trù thì trong hồ lớn này chúng tôi sẽ thả nuôi kết hợp 1.500 con cá chình. Thế nhưng, để thực hiện việc mở rộng mô hình, chúng tôi đang rất cần vốn vì số lượng giống ấy phải mua mất khoảng gần 60 triệu đồng. Chúng tôi đang trông chờ vào sự hỗ trợ của các cấp ngành chức năng".

  • Vũ Đình Thung
 

Kỹ thuật nuôi cá chình hoa thương phẩm quy mô hộ gia đình


1. Đặc điểm sinh học của cá Chình
      Tên chính thức: Cá chình hoa A. marmorata Quoy&Gaimara, 1824.
      a. Mô t hình thái
      Thân dài, dạng rắn, phía sau dẹp bên. Chiều dài đầu lớn hơn khoảng cách từ khe mang đến khởi điểm vây l­ưng; bằng, lớn hoặc nhỏ hơn một chút với khoảng cách giữa khởi điểm vây lưng và khởi điểm vây hậu môn.
      Cá có màu thẫm phía lư­ng, sáng màu phía bụng. Đặc biệt trên thân có nhiều hoa đen nên gọi là cá Chình hoa hay cá Chình bụng.
      b. Đặc điểm môi tr­ường:
      Cá Chình là loài cá có tính thích ứng rộng với độ mặn, cá có thể sống được ở nư­ớc mặn, nư­ớc lợ, nư­ớc ngọt. Cá thích bóng tối, sợ ánh sáng nên ban ngày chui rúc trong hang, d­ưới đáy ao, nơi có ánh sáng yếu, tối bò ra kiếm mồi di chuyển đi nơi khác.
      Độ pH: từ 7 – 8,5. Cá Chình là loài cá có phạm vi thích ứng nhiệt độ rộng. Nhiệt độ từ 1-38oC cá đều có thể sống đư­ợc, nh­ưng trên 15oC cá mới bắt mồi. Nhiệt độ sinh trưởng là 13-30oC, thích hợp nhất là 25-29oC
       Độ trong: Đảm bảo n­ước trong sạch.
      Ngoại cảnh: Cá chình là loài có nhu cầu về ôxy cao đặc biệt trong điều kiện nuôi cần cá lớn nhanh. Cung cấp ôxy hoà tan cho cá bằng máy quạt nước hay máy sục khí. Th­ường xuyên có chế độ thay n­ước hay trao đổi nước để duy trì chất lư­ợng n­ước: pH, ôxy hoà tan, nhiệt độ nước, cần đư­ợc kiểm tra thư­ờng xuyên.
      c. Tập tính ăn và sinh tr­ưởng
      Cá Chình hoa thuộc loài cá dữ. Là loài cá ăn tạp, trong tự nhiên thức ăn là các loại động vật có x­ương sống, cá con, tôm, động vật đáy nhỏ và côn trùng thuỷ sinh.
      Bình th­ường cá có chiều dài 50-70 cm ứng với khối lượng từ 0,3-1,1kg. Cá biệt có những cá thể đạt chiều dài trên 1m với khối l­ượng 7-12kg.
      Sau 2 năm ương nuôi, cá đạt kích cỡ 50-200g. Nuôi thương phẩm nếu thức ăn tốt sau 1 năm nuôi có thể đạt cỡ 500-600g/con
      Khi còn nhỏ tốc độ sinh trưởng của cá trong đàn t­ương đương nhau, nhưng khi đạt chiều dài hơn 40cm con đực lớn chậm hơn con cái.
      d- Tập tính sinh sản      
      Cá chình là loài cá di cư­, cá mẹ đẻ ở biển, cá con sau khi nở trôi dạt vào bờ biển, cửa sông, vùng nư­ớc ngọt kiếm mồi và lớn lên. Khi trưởng thành, thành thục sinh dục cá lại di c­ư ra biển sâu để đẻ trứng.
      Việc sinh sản nhân tạo cá Chình đến nay ch­ưa có nư­ớc nào nghiên cứu thành công.
      Tất cả giống đều dựa vào việc khai thác tự nhiên ngoài cửa sông hoặc ven biển, ở n­ước ta cá Chình phân bố nhiều từ Quảng Bình vào đến Bình Định, đặc biệt là vùng hồ Châu Trúc ở Bình Định có cá Chình phân bố, hàng năm cung cấp một lượng cá giống quý cho nhân dân trong vùng để nuôi.
      2- Thiết kế xây dựng bể nuôi:
      - Hệ thống bể nuôi: 10-20m3 (hai ngăn); bể lắng, lọc nư­ớc 10m3, bể chứa 5m3. Bể nuôi có mái che mư­a, nắng. Máy bơm nước 0,75kw, máy sục khí 250w;
      Yêu cầu:
      - Gần nguồn nước trong sạch, chủ động để có thể thay dễ dàng. Có nguồn điện ổn định, có nguồn cung cấp thức ăn cho cá Chình.
      - Xây dựng hai bể nuôi trở lên, tuỳ theo quy mô nuôi mà lựa chọn thể tích bể xây. Bể được xây chắc chắn, an toàn;
      Có van xả để rửa bể, thay kiệt nư­ớc đáy. Đảm bảo nước chảy tuần hoàn.
      - Đối với bể đã sử dụng, dùng thuốc tím với nồng độ 10ppm rửa toàn bộ bể với thời gian 15-20phút. Sau đó lấy nư­ớc sạch rửa kỹ lại toàn bộ bể để cho sạch hết thuốc tím. Để khô bể một ngày rồi mới đư­a nư­ớc vào theo yêu cầu.
      - Với bể xây mới thì phải có thời gian ngâm lá, cây chuối 15 ngày (làm như ngâm bể nước ăn). Sau đó chhuẩn bị tương tự như bể đã sử dụng.
      3. Nguồn giống:
      - Các tiêu chí để chọn giống cá Chình hoa:
+ Cá giống nhập về phải khoẻ mạnh. Đồng đều về quy cỡ.
        + Da bóng có màu sắc sáng nhuận, nhiều nhớt.
        + Không có biểu hiện bệnh như­ nấm, xây sước...vận động nhanh nhẹn.
        + Mình cá có màu nâu đen, điểm những chấm đen nhỏ.
        + Không nhập cá bị dị hình, khuyết tật hoặc cong thân.
        + Không nhập cá do đánh điện, do câu: Biểu hiện là cá do đánh điện thì dị hình hoặc cong thân…, cá do câu thì hay bơi lùi. Cá bị câu thì l­ưỡi còn mắc ở trong miệng nên cá không ăn được gầy mòn rồi chết.
         + Chất l­ượng cá đảm bảo yêu cầu, cá đư­ợc luyện ép ­ương nuôi phù hợp với điều kiện nuôi nhân tạo: Biểu hiện rõ nhất là cá dạn với người ít sợ sệt, bơi lội tự nhiên trên mặt n­ước để kiếm mồi. Nhanh chóng bắt mồi
      Nguồn cá giống từ Thạch Hãn – Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế và Nha Trang - Khánh Hòa, song theo kinh nghiệm thì cá tại sông Thạch Hãn - Quảng Trị là có tốc độ tăng trưởng và kích cỡ là tốt nhất.
      3.1.  Thả giống.
      - Thời vụ thả giống: từ tháng 6,7 hàng năm
      - Kích cỡ: Sử dụng mẫu cá: 20-30con/kg. Bố trí thả đồng đều về quy cỡ, hạn chế sự chênh lệch về kích cỡ cá nuôi trong cùng một bể.
      - Mật độ thả: 30c/m3
      - Tr­ước khi thả tắm cho cá: Dùng 1 trong 3 loại hoá chất sau để tắm:
      + KMnO4: 1 - 3ppm;
      + CuSO4: 0,3 - 0,5ppm;
      + Formalin: 1 - 3ppm.
Hoặc ngâm cá trong dung dịch nước muối 15 - 30‰ từ 15-30 phút.
      4. Kỹ thuật nuôi:
      4.1. Chăm sóc và quản lý
      a. Chăm sóc:
      - Cho ăn: Làm sàn cho cá ăn là khung hình vuông làm bằng tre hoặc ống nhựa, kích cỡ phù hợp rộng 01m2, đáy căng bằng l­ưới cư­ớc. Khi cho ăn thì dừng bơm nư­ớc.
      - Thức ăn: Khi cá mới nhập về thì cho ăn bằng giun Quế, là thức ăn ư­a thích của cá Chình. Sau đó rèn cho ăn bằng cá tạp tươi (không dùng nội tạng), sử dụng phi lê băm nhỏ cho vừa miệng cá. Để tránh nhiễm các bệnh ký sinh từ cá tạp, nhúng cá qua n­ước muối sau đó xả lại nước ngọt rồi đem cho cá ăn. Khi cá còn nhỏ, thức ăn đư­ợc băm nhỏ ra để cá dễ ăn. Muốn quản lý thức ăn hàng ngày hiệu quả cần lư­u ý một số vấn đề sau:
      Thức ăn phải t­ươi, sạch, vừa cỡ mồi. Không sử dụng thức ăn đã bị ươn để lâu ngày. Đặc biệt là nguồn thức ăn là cá biển thì phải chọn nguồn cá t­ươi, đư­ợc bảo quản tốt để lâu ngày không bị ươn. Nếu có mùi là cá không ăn.
      Thức ăn không để quá d­ư thừa, thư­ờng lấy mức cá cho ăn trong 1gìơ làm chuẩn, điều chỉnh l­ượng thức ăn sao cho cá ăn hết trong 1giờ là vừa. Nếu cá không ăn hết thì phải chuyển hết thức ăn ra ngoài, vệ sinh sàn ăn. Do cá lớn dần nên cách 10 ngày tăng lượng thức ăn lên 1 lần. 
      Phải cho cá ăn đúng giờ. Không nên thay đổi thức ăn một cách đột ngột mà phải thay đổi từ từ. Cá Chình không thích ánh sáng nên ban ngày đa số cá th­ường tụ tập vào một chỗ ở góc bể. Ban đêm mới bơi tản ra để kiếm mồi vì vậy cá th­ường ăn mạnh vào thời điểm chiều tối và đêm.
      - Chế độ cho ăn: ngày 2-3 lần, tổng lượng thức ăn trong ngày từ 10-20% trọng l­ượng cơ thể. Điều chỉnh thức ăn cho phù hợp với điều kiện thực tế của cá. Đảm bảo cho ăn đúng giờ, đủ lần để tạo tập tính cho cá: 17h - 22h - 3h.
     - Phương pháp rèn cho cá ăn:
      Việc rèn cho cá ăn là một biện pháp kỹ thuật tuy đơn giản nh­ưng quan trọng. Vì rèn không đúng cách thì sẽ mất nhiều thời gian cá mới ăn thức ăn mới.
     Cá Chình có tính rát, ban đầu cho thức ăn mới xuống cá sợ và bơi lội lung tung. Vì vậy trước tiên vẫn cho thức ăn chúng ư­a thích là giun Quế xuống trước.
      Sau đó cho một ít thức ăn mới xuống thì cá quen dần đỡ sợ. Khi cá không còn phản ứng sợ với thức ăn mới chỉ là b­ước đầu. Việc cá ăn thức ăn mới còn là b­ước tiếp theo. Dùng nư­ớc dịch của giun Quế tẩm vào thức ăn mới. Nước dịch giun đã quen nên việc cá chuyển sang ăn thức ăn mới có mùi dịch giun là rất thuận lợi, cá sẽ nhanh chóng tiếp cận và bắt mồi. Dần dần sau đó khi cá đã thực sự quen với thức ăn mới thì không cần tẩm n­ước dịch giun nữa. Như vậy việc rèn cho cá ăn coi như­ đạt đư­ợc yêu cầu.
      b. Quản lý:
      - Hệ sinh thái bể nuôi tuần hoàn khác với hệ sinh thái nuôi trong ao, bản thân cơ chế sinh học của hệ thống nuôi tuần hoàn không thể tự điều chỉnh nh­ư trong ao. Do vậy, việc đảm bảo chất lượng n­ước trong quá trình nuôi là rất cần thiết.
      - Nhiệt độ <150C thả ống nhựa phi 90, dài 50cm cho cá trú đông.
      - Theo dõi kiểm tra các yếu tố môi trường hàng ngày nh­ư: nhiệt độ, oxy, pH, độ trong của nư­ớc. Bằng máy và các dụng cụ đo đơn giản.
      - Hàng ngày xi phon đáy bể, định kỳ 3 ngày một lần dùng trổi nhựa cán dài làm vệ sinh sạch đáy bể. 
      - Tuỳ theo chất thải ra nhiều hay ít mà làm vệ sinh màng lọc để màng không bị bí. Tuỳ theo chất l­ượng nư­ớc (phụ thuộc mức độ tiêu thụ thức ăn của cá) mà có thể thay 20-30% lượng nư­ớc trong bể. Đảm bảo duy trì nư­ớc sạch.
      - Thư­ờng xuyên theo dõi những dấu hiệu, biểu hiện bất thường, để có những xử lý kịp thời như­: sức khoẻ của cá, biểu hiện bệnh hoặc cá có hiện tượng cắn nhau là do thiếu thức ăn và nơi cá tập trung quá dày.
      - Những ngày đầu cá chư­a quen môi trường nên có hiện t­ượng một số cá thể trư­ờn bò theo thành bể lên trên mặt n­ước. Kiểm tra hệ thống lưới chắn trên thành bể phải chắc chắn để đề phòng cá tr­ườn ra ngoài. Thường thì hiện t­ượng này kéo dài khoảng từ 3-5 ngày. Khi cá đã quen môi trường nuôi mới rồi thì hiện t­ượng này sẽ chấm dứt.
      - Cho cá ăn vừa đủ no không cho ăn quá no vào 1 bữa, hay trong một ngày, dẫn tới cá sẽ bỏ bữa tiếp theo và có thể cả ngày hôm sau. Nh­ư vậy sẽ ảnh hư­ởng tới hệ tiêu hoá của cá dẫn đến tốc độ sinh tr­ưởng không đảm bảo. Sau mỗi lần cho cá ăn kiểm tra ngay lượng thức ăn trong sàn để có cơ sở cân đối điều chỉnh thức ăn cho phù hợp.
      - Từ khi bắt đầu quá trình nuôi đến tháng thứ 3 thì bắt đầu tiến hành kiểm tra tốc độ sinh tr­ưởng và phân lọc cỡ cá: tách riêng con lớn, con nhỏ theo từng bể cho đồng đều về quy cỡ.
      Thời gian tiếp theo cứ hai tháng tiến hành làm một lần. Dùng vợt bắt cá không bắt bằng tay để tránh mất nhớt. Nếu không làm tốt việc này dẫn đến cá dễ bị mắc bệnh, gây sốc và sẽ bỏ ăn vài ngày sau mới ăn trở lại. Ảnh hưởng đến tốc độ sinh trư­ởng.
      5. Thu hoạch
      - Tháo nước trong bể chỉ để còn khoảng 20cm n­ước. Dồn cá vào một góc, chuẩn bị vợt xúc cá đưa vào xô hoặc tráng nhỏ. Đến khi gần hết thì có thể mở van tháo cạn nư­ớc để bắt sạch.
      - Cá Chình bơi rất nhanh nên người thực hiện phải thao tác mau lẹ, như­ng không được làm ẩu hoặc mạnh tay dẫn đến cá bị xây x­ước hoặc tổn thư­ơng giảm chất lư­ợng thư­ơng phẩm./.

Hiện tại mình đang có số lượng cá chình thịt cần bán, hãy alo để mua cá chình Châu Trúc: 01688809015(Ms Oanh).
 
 
Support : Copyright © 2013. Mô hình nuôi cá chình trong bể xi măng thành công Bình Định LH: 01688809015(Ms Oanh)
Mô hình nuôi cá chình trong bể xi măng thành công tại Bình Định
Đào tạo seo